Ngày 31/12/2019 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 19/2019/TT-BXD ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng mang số hiệu QCVN 16:2019/BXD. Thông tư 19/2019/TT-BXD thay thế hoàn toàn cho thông tư 10/2017/TT-BXD. Do đó kể từ ngày 01/07/2020 các tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa vật liệu xây dựng sau thì cần phải thực chứng nhận phù hợp theo QCVN 16:2019/BXD. Chúng tôi là tổ chức được Bộ Xây dựng chỉ định thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD
Các sản phẩm Vật liệu xây dựng phải chứng nhận hợp quy gồm:
Nhóm sản phẩm Xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông
- Xi măng poóc lăng
- Xi măng poóc lăng hỗn hợp
- Xi măng poóc lăng bền sun phát
- Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát
- Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng
- Xỉ hạt lò cao
- Tro bay
Nhóm sản phẩm Cốt liệu xây dựng
1. Cốt liệu cho bê tông và vữa
- Cát tự nhiên dùng cho bê tông và vữa
- Cốt liệu lớn (Đá dăm, sỏi và sỏi dăm) dùng cho bê tông và vữa
2. Cát nghiền cho bê tông và vữa
Nhóm Gạch, đá ốp lát
- Gạch gốm ốp lát
- Đá ốp lát tự nhiên: Đá Granite; Đá Mable; Đá hoa cương; Đá bazan….
- Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
Nhóm Vật liệu xây
- Gạch đất sét nung: Bao gồm gạch Hoffman, gạch Tuynel, Gạch đặc đất sét nung, Gạch rỗng đất sét nung
- Gạch bê tông (Gạch block bê tông hay còn gọi là gạch không nung)
- Sản phẩm bê tông khí chưng áp
- Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép
Nhóm Kính xây dựng
- Kính nối
- Kính phẳng tôi nhiệt
- Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
- Kính hộp gắn kín cách nhiệt
Nhóm Vật liệu xây dựng khác
- Tấm sóng amiăng xi măng
- Amiăng crizôtin để sản xuất tấm sóng amiăng xi măng
- Tấm thạch cao và Panel thạch cao có sợi gia cường
- Sơn tường dạng nhũ tương
- Thanh định hình (profile) nhôm và hợp kim nhôm
- Thanh định hình (profile) poly (vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi
- Các loại ống, bao gồm:
- Ống và phụ tùng Polyetylen (PE) dùng cho mục đích cấp nước và thoát nước
- Ống và phụ tùng nhựa Polypropylen (PP) dùng cho mục đích cấp và thoát nước
- Ống và phụ tùng Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng cho mục đích cấp và thoát nước
- Ống và phụ tùng bằng chất dẻo (PVC-U; PP; PE) thành kết cấu dùng cho mục đích thoát nước chôn ngầm trong điều kiện không chịu áp
- Hệ thống ống nhựa nhiệt rắn gia cường bằng sợi thủy tinh trên cơ sở nhựa polyeste không no (GRP) sử dụng trong cấp nước chịu áp và không chịu áp
Quy định về chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng
- Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật dựa trên kết quả Chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận (như Vinacontrol)
- Việc chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng sản xuất trong nước và nhập khẩu được thực hiện theo:
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 ban hành Quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD.
- QCVN 16:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
Các phương thức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng:
Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 không quá 01 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.
Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.
Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là không quá 03 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
Quy định công bố hợp quy vật liệu xây dựng
Sau khi doanh nghiệp được chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng, doanh nghiệp phải thực hiện công bố hợp quy. Thủ tục công bố hợp quy vật liệu xây dựng được thực hiện tại Sở Xây dựng sở tại. Quy trình công bố hợp quy vật liệu xây dựng như sau:
Bước 1: Thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy. Hồ sơ gồm:
- Giấy phép kinh doanh công chứng
- Giấy chứng nhận hợp quy và phụ lục công chứng
- Bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng
- Đơn đề nghị công bố hợp quy
- Một số hồ sơ khác theo yêu cầu của Sở Xây dựng
Bước 3: Thực hiện nộp hồ sơ công bố tại Sở Xây dựng
Bước 4: Nhận bản tiếp nhận công bố hợp quy: Sau 5 ngày nộp công bố, doanh nghiệp sẽ nhận được bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng của Sở Xây dựng.
Hoạt động công bố hợp quy Vật liệu xây dựng được thực hiện theo:
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể như sau:
Phương pháp lấy mẫu, quy cách và khối lượng mẫu điển hình
- Phương pháp lấy mẫu điển hình tuân theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với sản phẩm tương ứng.
- Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm tuân theo quy định trong Bảng 1, Phần 2 của QCVN 16:2019/BXD, tương ứng với từng loại sản phẩm.
- Quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản Vật liệu xây dựng
- Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải ghi nhãn theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
- Quy định về bao gói (với sản phẩm đóng bao, kiện, thùng), vận chuyển và bảo quản được nêu trong tiêu chuẩn đối với sản phẩm đó.